Nhật Bản có vị trí nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương. Phần chính của Nhật Bản được cấu thành từ bốn đảo lớn là Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu.
・ Diện tích: 377.944 km², đứng hàng 62 trên thế giới.
・ Lãnh hải: 3.091 km².
・ Biển của Nhật Bản có tổng chiều dài là 33.889 km.
Nhật Bản là một đảo quốc hoàn toàn không tiếp giáp với quốc gia hay lãnh thổ nào trên đất liền. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên và bán đảo Sakhalin (Nhật Bản gọi là Karafuto) chỉ cách các đảo chính của Nhật Bản vài chục km.
Xung quanh Nhật Bản là một loạt các biển thông nhau.
+ Phía Đông và phía Nam: Thái Bình Dương.
+ Phía Tây Bắc: biển Nhật Bản.
+ Phía Tây: biển Đông Hải.
+ Phía Đông Bắc: biển Okhotsk.
+ Vùng biển xung quanh các quần đảo Izu, Ogasawara, Nansei: biển Philippines theo cách gọi của thế giới, song các văn kiện của chính phủ Nhật Bản vẫn chỉ gọi đó là Thái Bình Dương.
+ Vùng biển nằm giữa Honshu và Shikoku gọi là biển Seito Naikai.
Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.
Xét theo kinh độ và vĩ độ, các điểm cực của Nhật Bản như sau:
+ Điểm cực Đông: đảo Minami Tori-shima
+ Điểm cực Tây: mũi Irizaki
+ Điểm cực Nam: đảo Okino Tori-shima
+ Điểm cực Bắc: mũi Kamoiwakka (hiện đang trong tình trạng tranh chấp, vì cả Nhật và Nga đều tuyên bố chủ quyền với đảo Iturup (trong tiếng Nhật là Etorofu-to)
- Nơi cao nhất Nhật Bản: núi Phú Sĩ (cao 3.776m)
- Thấp nhất Nhật Bản: Hachinohe mine (sâu 160m do nhân tạo) và hồ Hachirogata (sâu 4m một cách tự nhiên)
Các quần đảo của Nhật Bản hình thành do các đợt vận động tạo núi và có từ cách đây lâu nhất là 2,4 triệu năm nên xét về mặt địa chất học, như vậy là rất trẻ. Do đó, Nhật Bản có đặc trưng tự nhiên là nhiều núi lửa và động đất.
Mỗi năm Nhật Bản chịu khoảng 1.000 trận động đất. Các hoạt động địa chấn này đặc biệt tập trung vào vùng Kanto. Động đất cấp 3, 4 xảy ra thường xuyên và cấp 7 - 8 cũng đã từng xảy ra.
Động đất là mối đe dọa lớn nhất đối với Nhật Bản nên chính phủ Nhật mỗi năm đã phải bỏ ra hàng tỉ Yên Nhật để tìm kiếm một hệ thống báo động sớm về động đất, và khoa học địa chấn tại Nhật Bản được coi là tiến bộ nhất trên thế giới.
Nhật Bản có 186 núi lửa còn hoạt động trong đó có núi Phú Sĩ. Đi kèm với núi lửa là các suối nước nóng cũng có rất nhiều ở Nhật Bản.
Các con sông dài nhất Nhật Bản:
STT
| Sông
| Chiều dài (km)
| Tỉnh
|
1
| Shinano
| 367
| Niigata, Nagano
|
2
| Tone
| 322
| Ibaragi, Tochigi, Gunma, Saitama, Chiba, Tokyo, Nagano
|
3
| Ishikari
| 268
| Hokkaido
|
4
| Teshio
| 256
| Hokkaido
|
5
| Kitakami
| 249
| Iwate, Miyagi
|
6
| Abukuma
| 239
| Fukushima, Miyagi
|
7
| Mogami
| 229
| Yamagata
|
-
| Kiso
| 229
| Nagano, Gifu, Aichi, Mie
|
9
| Tenryu
| 213
| Nagano, Aichi, Shizuoka
|
10
| Agano
| 210
| Niigata, Fukushima, Gunma
|
Theo wikipedia